Cây hoa Mai, có tên khoa học là Ochna
Integerrinna (Lour) Merr, là loài hoa chỉ nở vào dịp Tết Nguyên Đán.
Do
lẽ đó nên hễ Tết đến là nhà nào cũng cố tìm mua cho bằng được một vài chậu Mai
thật ưng ý để chung trong ba ngày Tết, như vậy mới thỏa lòng mong ước của mình.
Hoa
Mai còn được dùng chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên (Mai cành) chung với các loài
hoa khác như Vạn thọ, Cúc, Huệ, Glaieul…
Mai
chưng và cúng trong ba ngày Tết thường là Mai vàng, vì màu vàng, theo sự tin tưởng
xưa nay của dân gian, đó mà màu của thịnh vượng, của may mắn.
Ngày
nay, trong dịp Tết cũng như trong thú chơi Mai kiểng, nhiều người còn thích sưu
tầm những giống Mai lạ như Mai trắng, Mai đỏ, Mai xanh… trông vừa lạ lại vừa đẹp,
vừa hiếm.
Trước
đây, đa số người mình chỉ biết trồng Mai để chơi trong ba ngày Tết Nguyên Đán,
nhưng ngày nay,đa số nghệ nhân hoa kiểng lại thích thú chơi Mai dưới dạng kiểng
cổ, Mai ghép (Mai lùn) và Mai Bonsai. Tiêu khiển theo cách này là không những
chỉ chú trọng đến sắc hoa mà là cả phần gốc, phần thân nhánh của cây Mai nữa.
Hoa
Mai dù đại diện tiêu biểu cho một mùa (Xuân Lan, Hạ Sen, Thu Cúc, Đông Mai)
Nhưng từ xa xưa người ta đã liệt Mai vào hàng Tùng, Bách, có tiết tháo trong sạch
mà các giống hoa khác không đủ sức sánh bằng. Cho nên xưa nay đã có biết bao
bài văn thơ cũng như họa phẩm có giá trị hết lời ca tụng hoa Mai.
Chính
vì lẻ đó khi đã chơi Mai, dù chỉ để chưng bày trong ba ngày Tết, mọi người đều
muốn có trong tay những cành Mai đẹp. Nhưng, thế nào mới gọi là một cây Mai đẹp?
Trả
lời câu hỏi này trong một hai trang sách, chắc chắn không sao đầy đủ được. Vì rằng cái đẹp của cây Mai không phải chỉ
đánh giá ở phần hoa là đủ, mà có xét đến giá trị phần gốc, phần thân, phần cành
nhánh cùng dáng thể của cây đó xấu đẹp ra sao nữa…
Cây
Mai càng già lão, càng có nhiều năm tuổi, càng có giá trị cao hơn, được nhiều
người ưa chuộng hơn là loại Mai còn non.
Mai
già thì gốc cây vừa to,vừa sù sì với những u nần lớn nhở nổi cộm lên khắp bề mặt
vỏ cằn cỗi, mốc meo và nứt nẻ. Đó là chưa nói đến những hốc, những lõm khoét
sâu vào lõi gỗ.
Với
Mai tơ vài ba năm tuổi thì nên chọn những cây có thân cứng cáp, tươi tắn, dáng
đẹp, tán là rộng và đều, cành vươn dài, cành to nhỏ đan xen nhau và nương tựa
vào nhau mới gọi là đẹp.
Xét
về cành Mai, nếu là Mai lão thì cành không cần nhiều, nhưng vẫn đòi hỏi cảnh phải
nguyên vẹn, không gãy, không giập, không cong vẹo. Tán lá không cần đều nhưng
cũng không được khuyết lõm đến độ vô duyên. Điều này tượng trưng cho ý chí rắn
rỏi, tinh thần cương nghị thường có ở người có tuổi tác. Trong khi đó, chọn Mai
tơ thì cành nhánh phải sum suê, tán lá phải tỏa đều và vươn rộng mới tốt.
Về cách chọn hoa Mai:
hoa nhỏ mà sai không được ai chuộng. Thà là cành mang ít hoa, nhưng các nụ đều
to nhiều người lại thích hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét